Bệnh viện Bệnh nhiệt đới tỉnh Hưng Yên

Rượu tỏi “thần dược” điều trị viêm mũi dị ứng

2/20/2021 9:45:29 AM     96    

Cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng rượu tỏi là một phương pháp dân gian từ tự nhiên đơn giản mà vô cùng hiệu quả, đã được nhiều người áp dụng thành công trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng.

Bệnh viêm mũi dị ứng là gì?

Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể trước những chất lạ xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là qua đường hô hấp. Cơ thể khi đó sẽ tạo ra các kháng thể để chống lại các kháng nguyên. Và phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo ra chất histamin – đây là một chất gây ra bệnh viêm mũi dị ứng.

Viêm mũi dị ứng là bênh khá phổ biến hiện nay đặc biệt là sự biến đổi khí hậu cũng như tình trạng ô nhiễm môi trường ngày một gia tăng làm số lượng người bị viêm mũi dị ứng ngày một nhiều hơn.

vicare.vn-ruou-toi-than-duoc-dieu-tri-viem-mui-di-ung-body-1

Triệu chứng viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng có các biểu hiện chính như sau:

  • Ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi (thông thường là chảy mũi loãng trong)

  • Đau đầu, cảm giác ù và đầy tai

  • Đau họng và khạc đàm kéo dài

  • Ho khan

  • Cảm giác giống người bị “cảm” kéo dài

  • Bị rối loạn giấc ngủ, có thể có hiện tượng ngáy

  • Mất mùi và mất vị giác, khó tập trung

  • Ngứa, đỏ, chảy nước mắt, phù nề thâm quầng mí mắt.

Công dụng của tỏi

Trong tỏi có chứa chất kháng sinh tự nhiên allicin – có tác dụng tiêu diệt các vi-rut gây bệnh, tinh dầu tỏi có nhiều chấy glucogen, aliin, fitonxit giúp sát trùng, chống viêm nhiễm. Vì vậy việc dùng tỏi để điều trị các bệnh về viêm nhiễm ở ngoài da, các bệnh vể tiêu hóa và hô hấp đem lại hiệu quả hơn mong đợi của con người.

Từ xa xưa, mọi người đã biết tỏi để điều trị bệnh cúm. Tỏi cũng được dùng để tăng sức bền và còn là một loại kháng sinh tự nhiên có tác dụng giảm cholesterol trong máu, ngừa ung thư và giảm huyết áp.

Tỏi còn có tác dụng làm giảm nguy cơ ung thư dạ dày, hạn chế nguy cơ nghẽn động mạch và giảm thiểu nồng độ cholesterol. Ngoài ra, tỏi còn có thể tiêu diệt và ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm và vi khuẩn gây bệnh. Đặc biệt, khi tỏi được kết hợp với rượu tạo nên tác dụng thần kỳ trong việc điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang.

Cách điều chế rượu tỏi hỗ trợ điều trị viêm mũi dị ứng

Dùng 200 -300g tỏi khô bóc vỏ, có thể nghiền hoặc chỉ tách ra từng múi rồi ngâm vào 1 lít rượu trắng là vừa. Ngâm tỏi và rượu trong thời gian hơn một tháng, khi dung dịch tỏi và rượu chuyển sang màu vàng là có thể dùng. Mỗi ngày uống khoảng 1 muỗng cà phê dung dịch rượu tỏi là được.

Ngoài ra, nếu có thể ăn được tỏi sống thì người bệnh viêm mũi dị ứng nên ăn 2 tép tỏi mỗi bữa cũng có công dụng làm thông mũi, tránh nghẹt mũi, sổ mũi và làm thông thoáng hơn nhiều.

Tuy nhiên, để chấm dứt hẳn bệnh viêm mũi dị ứng, ngăn không cho bệnh tái phát thì việc điều trị bằng thuốc, phẫu thuật hay rượu tỏi... là chưa đủ mà còn cần kết hợp loại trừ các yếu tố gây dị ứng bằng cách giữ sạch môi trường sống như:

- Chúng ta phải giữ nhà cửa luôn thoáng mát, sạch sẽ, giặt giũ ga trải giường, chăn, gối thường xuyên.

- Tránh sử dụng bếp than tổ ong, tránh nuôi xúc vật trong nhà; đặc biệt là tránh để trẻ em tiếp xúc quá gần với xúc vật.

- Ngoài ra khi tiếp xúc với môi trường khói, bụi cần phải có khẩu trang hoặc các phương tiện bảo hộ lao động.

- Nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể bằng việc chăm chỉ tập thể dục mỗi ngày...

vicare.vn-ruou-toi-than-duoc-dieu-tri-viem-mui-di-ung-body-2

Cách dùng tỏi để chữa các bệnh khác

Tỏi 15 g, sơn tra 30 g, thảo quyết minh 10 g. Tỏi bóc vỏ, rửa sạch, thái mỏng rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với sơn tra và thảo quyết minh, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: hạ mỡ máu, chống béo phì, tiêu thực tích.

Tỏi vỏ tím 10 g, kim ngân hoa 6 g, trà xanh 3 g, cam thảo 2 g. Tỏi bóc vỏ, giã nát rồi đem hãm với nước sôi trong bình kín cùng với kim ngân hoa, trà xanh và cam thảo, sau 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp.

Tỏi ngoài công dụng điều trị viêm mũi dị ứng ở trên nó còn nhiều công dụng dược lý ,giúp cơ thể kháng lại nhiều loại virus, vi khuẩn đường tiêu hóa .Tỏi được phát hiện có khả năng diệt Helicobacter pylori, loại xoắn khuẩn có vai trò quan trọng gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

Tỏi khô cũng được chứng minh có khả năng điều trị và dự phòng một số bệnh nhiễm khuẩn ở trẻ em như cảm cúm, viêm đường hô hấp như viêm họng , viêm tai giữa.

Cách phòng tránh viêm mũi dị ứng

Có nhiều nguyên nhân và yếu tố dẫn đến viêm mũi dị ứng, do môi trường, do thời tiết hoặc nghề nghiệp... Để hạn chế tác nhân gây bệnh chúng ta nên thực hiện một số điều sau:

  • Không nên nuôi chó, mèo hoặc động vật có lông trong nhà

  • Vệ sinh định kỳ chăn, ga, gối, đệm, vải bọc ghế, bọc đệm

  • Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ và thoáng mát, tránh tình trạng ẩm ướt

  • Vệ sinh răng miệng hàng, đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy

  • Hạn chế đến mức tối đa hút thuốc lá, thuốc lào

  • Tránh hoặc hạn chế tiếp xúc với bụi

  • Nên đeo khẩu trang khi ra đường hoặc lúc quét dọn

  • Những lúc giao mùa, thời tiết thay đổi từ nóng sang lạnh cần giữ ấm cơ thể (mặc ấm) nhất là vùng cổ, mũi.

  • Khi bị bệnh viêm mũi dị ứng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tai, mũi, họng, không nên tự chuẩn đoán và điều trị bệnh tại nhà.

Xem thêm: